Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Thẩm định nội dung

Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy

Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Biến chứng thần kinh, suy thị giác mạc, viêm phổi, viêm thanh quản, hội chứng reye…là các biến chứng nặng nề do bệnh thủy đậu gây ra. Vậy bệnh thủy đậu là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả?.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là một dạng bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV) khiến người bệnh có các biểu hiện nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao.

Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau và có nguy cơ trở thành đại dịch nếu không ngăn chặn kịp thời. Hầu hết người mắc thủy đậu đều có các biểu hiện lành tính, có thể khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị. Tuy vậy một số trường hợp biến chứng có thể phát sinh thành các chứng viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do virus Varicella- zoster (VZV) gây ra. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp như ho, hắt xì và lây gián tiếp khi người lành tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước của người bệnh. Virus gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu họng) và cũng có thể là đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp.

Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng, ví dụ như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.

Virus Varicella-zoster có thể lây cho những người xung quanh chỉ trong 1 – 2 ngày trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước. Virus gây bệnh thủy đậu chỉ ngừng lây khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển. Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện của bệnh có thể thay đổi, cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này, hầu hết bệnh nhân đều không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên việc nhận biết thường khó khăn. Thời gian này sẽ được xác định từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi phát bệnh, có thể kéo dài khoảng 10 – 14 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Lúc này cơ thể bé bắt đầu có biểu hiện toàn thân đau nhức, mệt mỏi, nhức đầu. Một số trẻ có hiện tượng sốt nhẹ, nổi hạch ở các vị trí như sau tai, dưới cằm,… Trên da xuất hiện các nốt hồng ban, sau đó khoảng 24h sẽ tiến triển thành mụn nước.

Thời kỳ toàn phát

Đây là thời điểm bệnh thủy đậu ở trẻ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng nhất:

  • Toàn thân nổi nhiều nốt mụn nước hình tròn, ngứa ngáy.
  • Nếu các nốt mụn nước bị vỡ có thể nhiễm trùng, lở loét, tạo mủ.
  • Cơ thể đau nhức nhiều và đau đầu, chán ăn.

Thời kỳ hồi phục

Sau 7 – 10 ngày khi các nốt mụn nước vỡ ra sẽ có hiện tượng khô lại, đóng vảy và hồi phục dần. Phần da non hình thành có thể gây ngứa nhiều, do đó ba mẹ cần phải chú ý không để bé cào gãi.

>>> Bạn có triệu chứng của bệnh hãy chọn [TÔI MUỐN TƯ VẤN] để các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ bạn

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm trên hệ thần kinh, tim mạch, vận động và da liễu nếu không được điều trị đúng cách. Những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết:

Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chóng, khi virus từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng.

  • Bội nhiễm thủy đậu:

Đây là tình trạng các vùng da bị tổn thương nặng, lở loét nghiêm trọng, nguy cơ cao nhiễm trùng.

  • Hội chứng Reye:

Là một biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của não và gan, có thể gây sưng tấy ở gan và não cùng triệu chứng co giật, mất ý thức, nguy cơ cao tử vong.

  • Biến chứng thần kinh trung ương:

Gây ra tình trạng ức chế điều hòa tiểu não ở mức độ nhẹ, thậm chí diễn tiến viêm não, viêm màng não vô cùng nguy hiểm.

  • Zona thần kinh:

Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm tạm thời khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban.

  • Nguy hiểm đối với thai nhi

Với phụ nữ có thai nếu mắc thủy đậu có thể nguy hiểm tới thai nhi. Thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kì nếu bị thủy đậu có thể khiến phôi thai mất chi, đục thủy tinh thể, viêm tắc võng mạc. Nếu mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh thì trẻ sinh ra sẽ dễ bị thủy đậu bẩm sinh vì nhiễm virus vào máu, thậm chí còn có thể tử vong.

>>> Ngăn chặn biến chứng của bệnh bằng cách trao đổi nhanh chóng, miễn phí, kín đáo với bác sĩ ngay [TẠI ĐÂY]

Điều trị thủy đậu như thế nào?

Biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra rất khó lường. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Căn cứ vào mức độ của bệnh sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội, một trong những địa chỉ khám và điều trị thủy đậu hiệu quả, các bác sĩ đã và đang điều trị bệnh rất thành công bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Thuốc Tây y giúp chấm dứt nhanh các triệu chứng của bệnh, rút ngắn thời gian hồi phục, không để lại sẹo, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Thuốc Đông y giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh từ sâu bên trong.

Với phương pháp điều trị bệnh hiện đại, cùng với các bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị khỏi bệnh thủy đậu tại Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội.

Việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao, không gây biến chứng khi người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự mua thuốc về điều trị.

Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ mang thai.
  • Tránh tiếp xúc gần với người đang mắc thủy đậu
  • Người mắc bệnh thủy đậu cần nghỉ học hoặc nghỉ làm, chú ý cách ly với cộng đồng, không tiếp xúc với người khác từ 7 – 10 ngày kể từ khi phát hiện những dấu hiệu ban đỏ đầu tiên trên cơ thể để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với những vật thể nghi ngờ có chứa mầm bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
  • Duy trì thói quen vệ sinh môi trường sống và sinh hoạt cùng các vật dụng thường xuyên tiếp xúc bằng các chất sát khuẩn chuyên dụng ít nhất 2 tuần/lần để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường xung quanh.
  • Đảm bảo xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hằng ngày.

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị bệnh thủy đậu hoặc còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến bệnh. Các bạn chỉ cần gọi điện đến hotline 024.3678.8888 hoặc click [TÔI MUỐN TƯ VẤN] các chuyên gia sẽ giải đáp, tư vấn một cách nhanh chóng, miễn phí 24/7 giúp bạn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin về bệnh, các chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ số hotline 0243 678 8888. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ giải đáp ngay cho bạn.