Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm
Thẩm định nội dung
Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy
Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Da trở nên sần sùi, biến màu bong tróc, bội nhiễm có thể bị viêm hạch, bạch huyết, viêm mô tế bào…là những biến chứng của bệnh tổ đỉa khi không được phát hiện sớm, điều trị dứt điểm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến diện bệnh này như bệnh tổ đỉa là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh bệnh. Cùng tìm hiểu để biết cách tránh xa bệnh lý này nhé!
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose. Đây là một trong những bệnh lý về viêm da gây khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bởi khi mắc bệnh người bệnh không chỉ cảm thấy ngứa ngáy tại hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân mà tại mà còn xuất hiện vô số các mụn nước lớn nhỏ khác nhau, mọc riêng lẻ hoặc mọc thành chùm.
Thông thường những mụn nước này sẽ lành sau 3 tuần. Tuy nhiên chúng thường xuyên tái phát nhiều lần và gây đỏ da. Bệnh có khả năng xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 20 – 40 không phân biệt nam hay nữ.
Dựa vào mức độ tổn thương của bệnh có thể chia ra thành nhiều thể lâm sàng như:
- Thể đơn giản: tổn thương vừa và nhẹ, đây là thể lâm sàng thường gặp.
- Thể nhiễm khuẩn: tác nhân gây bệnh xâm nhập vào da, xuất hiện mụn mủ.
- Thể bọng nước: hình thành các bọng nước to trên da nếu da không có phương pháp chăm sóc thích hợp, thường xuyên tiếp xúc hóa chất.
- Thể khô: không xuất hiện mụn nước, chỉ có tình trạng da đỏ rát, tróc vảy.
Các triệu chứng bệnh thường kéo dài 3 – 4 tuần, sau đó biến mất và có thể tái phát nhiều lần.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay,… Một số ít trường hợp có thể xuất hiện biểu hiện ở mu bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên tổn thương do tổ đỉa không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa ở tay, chân:
- Da nổi các mụn nước sâu trong cấu trúc, thường chìm khảm dưới da và chỉ có một số mụn nổi cộm trên bề mặt
- Mụn nước cứng chắc, khó vỡ với đường kính khoảng 1 – 2mm, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm
- Ở một số trường hợp, các mụn nước nhỏ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian
- Mụn nước do tổ đỉa gây ra thường không tự vỡ và có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần
- Khi mụn nước tiêu để lại vảy tiết màu vàng, sau đó bong vảy và để lộ nền da màu hồng, bóng và viền vằn vèo
- Tổn thương thực thể đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, đôi khi gây đau và nóng rát
Trong trường hợp gãi cào và ma sát mạnh vào mụn nước, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát:
- Nổi các mụn mủ và quầng viêm đỏ
- Bàn tay, bàn chân sưng tấy, đau rát và phù nề
- Sưng hạch lân cận kèm sốt cao
Tương tự các thể chàm khác, bệnh tổ đỉa phát triển theo từng đợt. Tổn thương da giảm nhẹ vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè. Ngoài ra, mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào yếu tố khởi phát và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:
- Di truyền: Trong gia đình có người thân bị tình trạng viêm da cơ địa, nổi mề đay là một trong những nguyên nhân mắc bệnh tổ đỉa.
- Dị ứng với hóa chất: Người tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn,… có thể khiến da bị nhiễm khuẩn, từ đó bị bệnh tổ đỉa.
- Dị ứng với các loại nấm gây bệnh nấm kẽ chân.
- Tăng tiết mồ hôi tay, chân: Tăng tiết mồ hôi tay chân khi phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nóng ẩm thất thường có thể tạo điều kiện cho Bệnh tổ đỉa phát triển.
- Dị ứng thức ăn: Dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản, trứng, thịt gia cầm, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột,… có thể khiến bệnh tái phát.
- Căng thẳng, stress: Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài có thể làm sức đề kháng giảm, từ đó các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập qua da, gây bệnh nhanh hơn.
Biến chứng của bệnh tổ đỉa
- Mất thẩm mỹ
Bệnh tổ đỉa có thể làm da trở nên sần sùi, bong tróc và thậm chí đổi màu nếu nốt mụn nước tái phát nhiều lần. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như sự tự tin của người bệnh.
- Trở ngại khi di chuyển
Đối với những người bị tổ đỉa ở chân có thể gặp khó khăn trong việc đi lại. Khi nốt mụn nước vỡ ra sẽ gây sưng đỏ nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách.
- Bội nhiễm
Bệnh tổ đỉa gây ngứa khiến người bệnh gãi, cào, chà xát mạnh lên các vùng da bị tổn thương. Nếu không cẩn thận, hành động này có thể làm vỡ các nốt mụn nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến bội nhiễm. Từ đó, gây viêm nhiễm nặng hơn, xuất hiện các mụn mủ khó lành, viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào và các vấn đề về da liễu khác.
>>> Ngăn chặn biến chứng của bệnh bằng cách trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay [TẠI ĐÂY]
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Một số phương pháp giúp ngăn ngừa tổ đỉa cũng như các bệnh ngoài da khác như:
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên.
- Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột.
- Duy trì không khí mát mẻ giúp cơ thể không đổ mồ hôi hoặc quá nóng để giảm ngứa.
- Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian thư giãn, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát căng thẳng và tăng tuần hoàn.
- Tránh mặc trang phục bằng các chất liệu dễ xước như len, vải bố,…
- Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
- Chú ý và tránh dùng các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi nghi ngờ bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh.
Tại Hà Nội, một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh tổ đỉa uy tín bạn có thể tin tưởng yên tâm lựa chọn khám và điều trị chính là khoa da liễu của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội tại số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng khám không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị y tế đạt chuẩn. Phòng khám còn áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao.
Đã có hàng ngàn bệnh nhân khám, điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa trong 1 liệu trình. Đăng ký lịch hẹn khám, tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến bệnh tổ đỉa và các bệnh lý khác. Các bạn hãy gọi đến số 024.3678.8888, hoặc để lại sđt [TẠI ĐÂY] các bác sĩ chuyên khoa sẽ liên hệ lại ngay.