Bệnh chàm da mặt và cách điều trị hiệu quả

Thẩm định nội dung

Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy

Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Bệnh chàm da mặt là một tình trạng mãn tính của da đặc trưng bởi những tổn thương trên da cùng với các đám da màu đỏ. Nó có thể gây ngứa, đau rát và khó chịu. Bệnh chàm da mặt là một trong những bệnh lý da khá phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh chàm da mặt, từ nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán cho đến các phương pháp điều trị và dự phòng. 

Bệnh chàm da mặt là gì? 

Bệnh chàm da mặt là bệnh chịu sự tác động lớn từ sự biến đổi về mặt địa lí và chủng tộc.  Đặc biệt ở những nước có khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới với độ ẩm cao như Việt Nam sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những vùng khác, chiếm đến 25% trên tổng số các bệnh ngoài da. 

Tùy theo mức độ bệnh mà phân chia thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Chứng bệnh chàm cũng sẽ gặp phải ở những trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. 

Nguyên nhân gây bệnh chàm da mặt 

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết, hiện nay, bệnh chàm da mặt vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng có rất nhiều yếu tố có thể gây bệnh như: 

  • Nguyên nhân bên ngoài 

Các yếu tố vật lý, hóa học, thực vật, sinh học tác động lên cùng da mặt hoặc dị ứng với các loại thuốc, hóa mĩ phẩm trong công nghiệp, gia đình gây viêm da mặt và chàm da. 

Mắc một số bệnh ngoài da như nấm, ghẻ ở da mặt khiến người bệnh dùng tay gãi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra những tổn thương trên da gây viêm nhiễm rồi chàm hóa da. 

Sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại, kém chết lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến da bị dị ứng, viêm nhiễm và chuyển sang chàm. 

Thời tiết hanh khô khiến da mất đi độ ẩm nên dễ bị chàm, đặc biệt là ở vùng da mặt phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ bên ngoài. 

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều bụi bẩn và khói bụi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập và tấn công. 

Vệ sinh vùng da mặt không sạch sẽ hoặc sai cách, không thay vỏ gối thường xuyên, không tẩy trang sau khi trang điểm. 

  • Nguyên nhân bên trong 

Rồi loạn chức năng miễn dịch của một số cơ quan bên trong như hệ thần kinh, nội tiết, nội tạng,… được xác định là một trong những yếu tố gây chàm ở da mặt. 

  • Nguyên nhân do phản ứng 

Với những đối tượng có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm khi thay đổi nội tiết hoặc thời tiết thì khả năng bị chàm da mặt là rất cao. 

Biểu hiện bệnh chàm da mặt 

Khi da mặt bị chàm thì dấu hiệu đặc trưng nhất là những tổn thương trên da cùng những đám da màu đỏ, mụn nước phát triển theo từng giai đoạn. Cụ thể là: 

  • Giai đoạn 1: Trên da mặt xuất hện những vùng đỏ phù nề, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những hạt nhỏ màu trắng. 
  • Giai đoạn 2: Các mụn nước nổi trên bề mặt vùng da bị chàm dần phát triển thành các bọng nước có chứa dịch bên trong. 
  • Giai đoạn 3: Sau một thời gian, các mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc do người bệnh gãi gây chảy dịch tiết màu vàng. Khi các vết trợt da khô lại sẽ đóng vảy thành mảng dày rồi chai lại và sau đó sẽ có một lớp da nhẵn bóng. 
  • Giai đoạn 4: Lớp da nhẵn bóng sẽ bong tróc thành từng mảng, nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần. 

Cách điều trị chàm da mặt hiệu quả 

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội, tùy thuộc và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Ngoài ra, để điều trị hiệu quả bệnh chàm nói chung và chàm da mặt nói riêng, người bệnh cần ngăn chặn các triệu chứng khô và ngứa da bằng cách: 

  • Dưỡng ẩm da mặt bằng kem dưỡng ẩm có chứa dầu và nước, không chứa ác hương liệu hóa chất để da dễ hấp thụ.  
  • Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi ngoài da ở dạng kem hoặc mỡ có thành phần kháng sinh để kháng khuẩn. 
  • Thuốc uống: Trong trường hợp tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống, thuốc chống ngứa để giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra. 
  • Thực phẩm chức năng: Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Lưu ý: Dù điều trị bệnh chàm da mặt bằng bất cứ phương pháp nào thì người bệnh cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến cơ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể. 

Nếu các bạn chưa biết đến đâu để khám và điều trị bệnh chàm da mặt, các bạn có thể đến phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với đó là sự trợ giúp của hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị bệnh tiên tiến giúp điều trị bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn. 

Thông tin phòng khám: Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội 

  • Địa chỉ: số 152 Xã Đàn, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội 
  • Lịch làm việc: 8h -20h30 tất cả các ngày trong tuần, bao gồm ngày lễ, ngày tết.  
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin về bệnh, các chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ số hotline 0243 678 8888. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ giải đáp ngay cho bạn.