Bệnh chàm môi và cách chữa trị
Thẩm định nội dung
Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy
Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh chàm môi một trong những bệnh lý về da phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Các biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp, công việc, cuộ sống hàng ngày. Chính vì thế, các bạn cần có kiến thức về bệnh để biết cách phòng tránh cũng như thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, dứt điểm.
Bệnh chàm môi là gì?
Chàm môi là tình trạng viêm da ở môi. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài thành các dấu hiệu chàm môi như khô, đỏ, thậm chí là rách vùng mép và nếp môi. Tình trạng còn lan rộng ra cả môi và xung quanh.
Khi môi bị chàm thường chia môi thành 3 khu vực. Bao gồm khía cạnh niêm mạc môi, bên cạnh môi và bên ngoài môi. Khu vực xuất hiện bệnh chàm nhiều nhất là vị trí bên cạnh môi.
Do vị trí mắc bệnh khá “lộ liễu” và “nổi bật” nên dù không gây nguy hiểm đến tính mạng thì bệnh chàm môi vẫn khiến cho “khổ chủ” phải chịu không ít khổ sở, e dè và thiếu tự tin về ngoại hình.
Dấu hiệu của bệnh chàm môi
Hiện nay, có khá nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa tình trạng nứt nẻ, khô môi với bệnh chàm môi. Để giúp bạn đọc có thể nhận định đúng có phải mình đang mắc bệnh chàm môi hay không, các bác sĩ chuyên khoa da liễu thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ nêu ra những triệu chứng bệnh chàm môi thường gặp nhất như sau:
- Xuất hiện những nốt ban đỏ trên da kèm theo mụn nước nhỏ.
- Mụn nước tập trung thành từng vùng có giới hạn rõ rệt.
- Môi đỏ bất thường, ngứa ngáy hoặc đau rát.
- Môi khô, nứt nẻ, bong từng mảng da khá rõ, chảy máu.
Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng này, hơn 90% khả năng bạn đã bị bệnh chàm môi. Lúc này, bạn không được chủ quan mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh để tình trạng bệnh biến chứng nặng thêm.
Bệnh chàm môi do đâu?
Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh chàm môi, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể là:
- Nguyên nhân chủ quan:
Bệnh chàm môi xảy ra phần lớn ở các chị em phụ nữ do sử dụng son, mỹ phẩm môi mà không để ý tới thành phần. Nhiều loại son, mỹ phẩm có chứa các thành phần hóa chất độc hại, khi thường xuyên bôi lên môi sẽ gây khô môi, bong tróc da môi, lâu ngày sẽ hình thành bệnh chàm môi
Ngoài ra, những người thực hiện phun xăm môi tại những cơ sở kém chất lượng, sau khi xăm xong cũng có thể bị chàm môi.
- Nguyên nhân khách quan:
Chàm môi có thể do rối loạn nội tiết tố bên trong, hệ bài tiết kém, môi khô nứt nẻ do thiếu nước, thiếu ẩm.
Bệnh chàm môi có nguy hiểm không?
Bệnh chàm môi cần phải được xử lý sớm nếu không sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với vô vàn biến chứng như:
- Bệnh khiến môi bị đau và ngứa kèm theo hiện tượng lở loét, nứt và chảy máu môi gây mất thẩm mỹ, khi nói hoặc ăn sẽ bị đau, xót.
- Khi bệnh nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ có biểu hiện đỏ, khô và nứt nẻ trên môi và 2 mép môi khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp, bệnh có thể lây lan sang xung quanh nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Chàm môi là căn bệnh lành tính nhưng khó chữa, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh có thể phải chung sống cả đời với bệnh.
Khi bị chàm môi cần làm gì?
Chàm môi không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vẫn nên có cách phòng tránh và xử lý sớm các dấu hiệu bệnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng của bệnh.
- Chàm môi nhẹ chưa bội nhiễm
Với những trường hợp bệnh chàm môi nhẹ chưa bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn. Bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng phương pháp sau đây:
Bôi trực tiếp loại thuốc đặc trị (chưa bị bội nhiễm nấm cùng với vi khuẩn) khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày lên vị trí da của môi mà đang bị chàm.
Tăng cường dưỡng ẩm cho da, nhất là vùng môi bằng cách: sử dụng các loại son dưỡng hoặc dầu dừa, dầu oliu… Tuy nhiên nên chú ý xem bản thân có bị dị ứng với thành phần của son không rồi hẵng sử dụng.
Bổ sung một số vitamin cũng như dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Khi bị bệnh chàm nên bổ sung nhiều vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B12) và vitamin E.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ hằng ngày để bảo vệ răng. Loại trừ vị khuẩn, không để chúng sinh sôi và phát triển.
- Chàm môi nặng đã bội nhiễm
Với những trường hợp bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn và nấm. Bệnh nhân cần sử dụng thêm các loại thuốc diệt nấm, vi khuẩn để điều trị song song với các biện pháp điều trị bên trên.
Chàm môi và cách chữa trị ở trường hợp nào cũng không cần kiêng cữ gì đối với việc ăn uống. Đồng thời không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị lấy. Dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để dùng đúng thuốc, đúng liều, tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Kết quả điều trị nhanh hay kéo dài còn phụ thuộc vào yếu tố thể trạng của người bệnh. Người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh
Do liên quan trực tiếp đến làn da mỏng manh của đôi môi. Bệnh tương đối khó chữa. Chỉ có thể điều trị bằng cách kết hợp sử dụng thuốc bôi ngoài cùng phong cách sống lành mạnh.
Để tránh không mắc bệnh, bạn cần giữ cho đôi môi luôn sạch. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa các chất gây dị ứng lên môi.
Bên cạnh đó, nên thường xuyên sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc và dưỡng ẩm cho môi với chiết xuất từ thiên nhiên.
Các loại thực phẩm cay nóng hay dễ gây dị ứng cũng không nên sử dụng. Tuyệt đối không được liếm môi để tránh cho vi khuẩn trong khoang miệng bám vào da môi và gây bệnh.
Bệnh chàm môi có chữa tận gốc được không? Chữa ở đâu?
Tuy khó chữa và thuộc dạng mãn tính nhưng bệnh chàm môi không phải là không thể chữa, chỉ cần chú ý để phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời, chính xác là bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa da liễu uy tín để được kiểm tra. Đánh giá bệnh một cách chính xác từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Bệnh để càng lâu không chữa, triệu chứng bệnh càng nặng hơn, việc chữa trị sẽ càng khó khăn.
Khoa Da Liễu của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu, được nhiều bệnh nhân đặt niềm tin về chất lượng điều trị.
Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình thăm khám, và điều trị các bệnh về da liễu bao gồm bệnh chàm môi.
Phòng khám luôn cập nhật liên tục các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo phác đồ và y học hiện đại, mang đến hiệu quả trị bệnh cao, đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ tái phát.
Với phương pháp trị bệnh hiện đại, đa dạng cùng với sự chuyên nghiệp giỏi chuyên môn vững tay nghề của đội ngũ y bác sĩ. Khoa Da Liễu của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội đã khám và điều trị hiệu quả bệnh chàm môi cho hàng ngàn bệnh nhân.
Thông tin phòng khám: Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội
- Địa chỉ: số 152 Xã Đàn, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
- Số điện thoại tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí: 082.999.2020 – 024.3678.8888
- Lịch làm việc: 8h -20h30 tất cả các ngày trong tuần, bao gồm ngày lễ, ngày tết.