Nấm ngón chân – Bệnh da liễu phổ biến bạn cần biết
Thẩm định nội dung
Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy
Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Nấm ngón chân thường xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt của mùa mưa, lũ lụt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm và nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu về bệnh qua sự chia sẻ của chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Quy các bạn nhé!
ƯU ĐÃI HẤP DẪN
MIỄN PHÍ 100% phí khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành
GỌI 082.999.2020 hoặc click [TÔI MUỐN ĐẶT HẸN]
Bệnh nấm ngón chân là gì?
Nấm ở ngón chân là một bệnh lý da liễu phổ biến xảy ra tại ngón chân. Bệnh nấm ngón chân gây phát ban, ngứa, châm chích, nóng rát trên da ở ngón chân, khiến phần da ở ngón chân bị bong vảy, nứt nẻ, nổi mụn nước, đôi khi có mùi khó chịu.
Bình thường, một số loại nấm vô hại trên da. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi như môi trường có độ ẩm cao như giày, tất ẩm, hồ bơi, phòng thay đồ, sàn nhà tắm công cộng, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt trong mùa mưa, lũ lụt, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.
Nguyên nhân khiến các ngón chân bị nấm
Có nhiều loại nấm có thể khiến móng chân bị nấm, trong đó có 4 loại phổ biến nhất: Trichophyton, Dermatophytes, Epidermophyton và nấm men Candida. Bình thường khi da tại ngón chân khô và sạch, các loại nấm này tồn tại vô hại. Tuy nhiên, trong điều kiện ẩm ướt và ấm nóng, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.
Bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp:
- Tiếp xúc trực tiếp có thể xảy ra khi một người không bị nhiễm bệnh chạm vào vùng bị nhiễm bệnh của người bị nấm ngón chân.
- Tiếp xúc gián tiếp, vi nấm có thể lây nhiễm sang người qua các bề mặt, quần áo, tất, giày, ga trải giường và khăn tắm bị nhiễm nấm hoặc các vùng nước trũng như đồng ruộng, vũng nước đọng.
Đối tượng nào dễ bị nấm đầu ngón chân
Tình trạng nấm đầu ngón chân chân thường xảy ở các đối tượng sau:
- Người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh.
- Những người thường xuyên đi giày, ủng như vận động viên, công nhân.
- Người có cơ địa chảy nhiều mồ hôi chân.
- Mang giày chật, bít mũi, chất liệu không thoáng mát.
- Đi chân trần ở những khu vực công cộng như phòng thay đồ, phòng xông hơi, bể bơi, nhà tắm công cộng.
- Sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, vớ, giày dép với người có ngón chân bị nấm.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị nấm ngón chân cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết nấm ngón chân cái
Khi bị nấm ngón chân, người bệnh sẽ thấy ngón chân của mình có các triệu chứng:
- Có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích ở các ngón chân, kẽ ngón chân.
- Xuất hiện mảng trắng, bong vảy hoặc nứt da giữa các kẽ chân.
- Các vết nứt da xuất hiện gây đau đớn.
- Nổi các mụn nước.
- Da bị viêm có thể có màu đỏ, tía hoặc xám.
- Trường hợp bệnh nặng hơn, tại ngón chân bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện các vết lở loét, nhiễm trùng, mưng mủ và bốc mùi hôi khó chịu.
Nếu bạn đang có các dấu hiệu của nấm ngón chân, hãy chọn [TẠI ĐÂY] để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Biến chứng của bệnh nấm ngón chân
Mặc dù bệnh nấm ngón chân thường nhẹ và ít khi xảy ra các biến chứng, nhưng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như:
- Nấm móng
Ngón chân bị nấm không được điều trị có thể lây lan sang móng chân gây nên bệnh nấm móng khiến móng trở nên dày, mờ đục, trắng và dễ gãy gây cảm giác đau, khó mang giày hay đi bộ.
- Nhiễm khuẩn thứ cấp
Là tình trạng nấm ở ngón chân phát triển nghiêm trọng hơn, ngón chân lúc này bị đau, nóng và sưng.
- Dị ứng
Một số người bị dị ứng với loại nấm gây bệnh nấm ngón chân, dẫn đến biểu hiện phồng rộp ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Nhiễm trùng bạch huyết
Tình trạng ngón chân bị nấm nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng sang hệ bạch huyết có thể gây viêm hạch bạch huyết.
- Viêm mô tế bào
Tình trạng viêm nhiễm không còn nằm ở bề mặt da chân mà đi sâu vào bên trong khiến các mô mềm bị ảnh hưởng. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương.
- Nguy cơ lây lan, bội nhiễm
Nấm ngón chân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng, lây sang các vị trí khác.
Do đó, nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Đặt hẹn khám nhanh, không cần chờ đợi ngay [TẠI ĐÂY]
Khi nào cần gặp bác sĩ
Bệnh nấm ngón chân có thể tự điều trị tại nhà, nhưng cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị nếu có những dấu hiệu sau đây:
- Các triệu chứng không cải thiện sau khi đã tự điều trị.
- Triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn (da đỏ, tím, xám hoặc trắng, kích ứng và sưng tấy).
- Lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
- Ngón chân bị lở loét nhiễm trùng.
- Đi lại khó khăn.
- Bệnh nhân đái tháo đường.
Cách trị nấm ngón chân hiện nay
Đối với bệnh nấm ngón chân hiện nay, tại các phòng khám da liễu đã và đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu gồm có thuốc kháng nấm, thuốc giảm ngứa, thuốc kháng khuẩn chống bội nhiễm.
Thuốc điều trị nấm có thể ở dạng thuốc uống, kem bôi. Tuy nhiên, điều trị bằng loại thuốc nào cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nấm ngón chân do nhiều loại nấm gây ra, bệnh chỉ khỏi khi thuốc điều trị phù hợp. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Sau khi thăm khám, xác định chính xác loại nấm cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh các bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cũng như gây biến chứng.
Thuốc kháng sinh đặc hiệu mặc dù cho hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ. Nếu như lạm dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, thời gian sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự ý thay đổi đơn thuốc, không bỏ điều trị giữa chừng khi thấy dấu hiệu của bệnh bắt đầu thuyên giảm.
Nơi khám chữa bệnh nấm ngón chân uy tín, hiệu quả
Khi mắc các bệnh về da liễu, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị.
Tại Hà Nội, một trong những địa chỉ khám chữa bệnh nấm ngón chân bạn không nên bỏ qua chính là phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội – Địa chỉ được Sở y tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực da liễu, được bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá cao.
Hiện nay, các bác sĩ tại phòng khám đã và đang điều trị hiệu quả bệnh nấm ngón chân bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu, giúp làm giảm nhanh các triệu ngứa ngáy khó chịu của bệnh, chấm dứt tình trạng nấm một cách hiệu quả. Giúp nâng cao hệ miễn dịch, điều trị bệnh từ sâu bên trong, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị bệnh đều là các chuyên gia da liễu giỏi chuyên môn, vững tay nghề, có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về nấm móng, nấm ngón chân, ngón tay. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại. Vì thế việc thăm khám và chẩn đoán bệnh sẽ nhanh chóng chính xác, phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao
Chi phí khám chữa bệnh tại phòng khám niêm yết công khai, minh bạch rõ ràng. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân trước khi bước vào quá trình điều trị.
>>> Click [TẠI ĐÂY] để được bác sĩ tư vấn cụ thể về chi phí điều trị
Phòng khám, điều trị bệnh đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế, đảm bảo an toàn, ngăn chặn nguy cơ lây chéo bệnh.
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ HÀ NỘI
- Địa chỉ: số 152 Xã Đàn, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn, đặt lịch hẹn miễn phí: 024.3678.8888 – 082.999.2020
- Thời gian làm việc: từ 8h -20h30 tất cả các ngày trong tuần, bao gồm lễ tết.