Chân bị vảy cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Thẩm định nội dung
Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy
Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh vảy cá ở chân là một dạng phổ biến của bệnh vảy cá. Theo đó có nhiều cách trị chân bị vảy cá khác nhau. Tuy nhiên điều trị bằng cách nào an toàn hiệu quả thì người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, nắm bắt được mức độ của bệnh. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Chân bị vảy cá là như thế nào?
Bệnh da vảy cá hay còn gọi là da khô vảy cá, đây là một kiểu bệnh về da liễu di truyền gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Da vảy cá hình thành chủ yếu ở trên bề mặt da, do các tế bào chết tích tụ lại thành những mảng da khô. Các miếng da khô dày nhưng sẽ không bong tróc như á sừng mà trông giống như hình dạng của vảy cá vậy.
Bệnh với biểu hiện ban đầu không rõ ràng với những miếng da khô vảy cá nên thường bị hiểu nhầm là bệnh viêm da cơ địa. Chỉ khi nào các lớp da chết khô và hình thành vết nứt giống như vảy cá thì người bệnh mới phát hiện và chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh da vảy cá ở chân
Nguyên nhân gây vảy cá ở chân chủ yếu là do di truyền. Bố hoặc mẹ có gen bệnh sẽ di truyền cho con. Tỷ lệ di truyền bệnh khá cao, hầu hết các trường hợp có bố hoặc mẹ bị vảy cá sẽ xuất hiện vảy cá. Đây cũng là một bệnh di truyền khá phổ biến trong cộng đồng.
Một số trường hợp bệnh vảy cá không liên quan đến di truyền. Nó liên quan đến khả năng đề kháng, sức khỏe của cơ thể người bệnh. Những người mắc bệnh tự miễn, hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ khá cao mắc bệnh vảy cá.
Nhiều trường hợp ghi nhận bệnh vảy cá xuất hiện khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Nó thường xuất hiện cùng với các bệnh da liễu khác như chàm da hoặc viêm da dị ứng. Cũng có thể sau khi các tổn thương trên da lành lại sẽ xuất hiện tình trạng chân bị da vảy cá.
Cũng có thể xuất hiện bệnh da khô vảy cá ở chân do tiếp xúc với hóa chất. Với những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến xuất hiện tình trạng vảy cá ở chân.
Bệnh vảy cá ở chân có nguy hiểm không?
Bệnh vảy cá ở chân là bệnh mãn tính không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh cũng không gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên ảnh hưởng của nó lại khá nặng nề.
Vảy cá ở chân làm suy giảm nghiêm trọng thẩm mỹ. Người bệnh rất tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Không những thế, sự kỳ thị của những người xung quanh càng khiến người bệnh khép mình với xã hội. Cũng vì thế mà bất cứ người nào bị vảy cá ở chân cũng muốn chữa bệnh ngay lập tức.
Bệnh gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Khi tình trạng vảy cá ở chân trở nên nghiêm trọng hơn tạo thành các kẽ nứt sâu và chảy máu. Cảm giác đau nhức khiến việc đi lại của người bệnh cũng khó khăn.
Nếu không được điều trị tích cực, hiệu quả, các vết nứt có thể lan rộng. Cảm giác đau đớn thường trực ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống, công việc và cả nghỉ ngơi.
Cách điều trị vảy cá ở chân
Bệnh vảy cá ở chân cần điều trị sớm và dứt điểm nếu không sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu uy tín như khoa Da Liễu của phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội.
Tại đây, toàn bộ quá trình thăm khám sẽ do các chuyên gia da liễu đầu ngành có trên 20 năm kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị. Bên cạnh đó là sự trợ giúp của hệ thống máy móc hiện đại cho kết quả chính xác, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Với mỗi nguyên nhân, mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Hiện phòng khám đã và đang điều trị bệnh vảy cá ở chân hiệu quả bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu.
>>> Click [TẠI ĐÂY] để được bác sĩ tư vấn cụ thể và chi tiết về phương pháp
Lưu ý: để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không thay đổi đơn thuốc, không bỏ điều trị giữa chừng. Bên cạnh đó người bệnh cần phải giữ gìn vệ sinh chân sạch sẽ, có chế độ chăm sóc da khoa học. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh tiếp xúc với tác nhân kích ứng. Đồng thời sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để tăng độ ẩm cho da, nhất là mùa hanh khô. Nên mang dày dép phù hợp với size chân, không đi quá chật nếu không sẽ làm tổn thương da, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
Hi vọng với nội dung thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh chân bị vẩy cá. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào cần giải đáp, tư vấn hoặc đặt lịch khám điều trị bệnh nhanh chóng không chờ đợi, các bạn chỉ cần chọn [TÔI MUỐN TƯ VẤN] hoặc gọi điện đến số hotline 024.3678.8888.