Dấu hiệu bệnh tổ đỉa người bệnh cần khám điều trị sớm
Thẩm định nội dung
Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy
Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Tổ đỉa không có khả năng gây tử vong nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti bởi các triệu chứng của bệnh. Nếu như bệnh không được xử lý sớm, xử lý đúng cách bệnh sẽ chuyển biến nặng thêm, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như Bội nhiễm, ngứa da, nổi hạch bạch huyết,…. Ngăn chặn biến chứng của bệnh bằng cách thăm khám và điều trị bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện dấu hiệu bệnh tổ đỉa.
Dấu hiệu bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh về da, thường gặp ở người bệnh trong độ tuổi 20 đến 40 tuổi và không có sự phân biệt giới tính cả nam và nữ đều có thể bị bệnh. Các vị trí thường dễ mắc bệnh là lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc là rìa ngón chân, ngón tay.
Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở tay, tổ đỉa ở chân thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da thông thường khác. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa bạn cần phải lưu ý:
Giai đoạn khởi phát
Khi bệnh tổ đĩa vừa khởi phát, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiện sau:
- Vùng da tại lòng bàn tay, bàn chân và những vị trí xung quanh các ngón bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ như mụn.
- Khi sờ vào sẽ có cảm giác cộm nhẹ, bên cạnh đó cũng tạo nên cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu
- Có thể nhìn thấy những đốm mụn nước nằm ẩn dưới da và đang chuẩn bị trồi ra ngoài.
Giai đoạn mụn nước xuất hiện
- Xung quanh ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân xuất hiện những đốm mụn nước có đường kính khoảng 3 mm. Các mụn nước sẽ mọc dính chùm vào nhau và liên kết với nhau để tạo thành những mụn nước lớn.
- Mụn nước có màu đục, nằm sâu bên trong da hoặc nhô lên khỏi bề mặt da và được bao bọc bởi một lớp da dày nên rất khó để vỡ.
- Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các mụn nước có thể gây ngứa ngáy, đau rát hoặc không có cảm giác gì cả.
- Bên cạnh đó khi người bệnh tiếp xúc với nước, xà phồng hay thậm chí là sử dụng các chất kích thích, mụn nước sẽ sưng tấy tạo nên những cảm giác vô cùng khó chịu.
- Mụn nước to dần lên hoặc các mảng có thể vỡ ra do người bệnh gãi vì ngứa hoặc bị vỡ dập tự nhiên gây dớp dính, đau rát và khó chịu.
- Giai đoạn này mảng thương tổn lỗ chỗ có nhiều vớt trợt, nên rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm nếu không được vệ sinh đúng cách.
Giai đoạn lên da non
- Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và đúng cách, vùng da bị bệnh sẽ mọc da non và phục hồi dần.
- Các đốm mụn nước không còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, đỏ ửng, mụn nước khô lại và giảm nhanh tình trạng chảy dịch.
- Vảy bong tróc ra ngoài và tạo nên các lớp da non có màu hồng
- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy do da non. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được gãi.
Giai đoạn lichen hóa (hằn cổ trâu)
- Khi bệnh tái phát nhiều lần, da sẽ xuất hiện tình trạng khô ráp, sần sùi thành từng mảng. Khi sờ vào sẽ có cảm giác chai cứng, các vết hằn hiện rõ thành từng mãng lớn, nổi cộm lên như đang mắc phải bệnh lichen.
- Vẫn còn cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.
>>> [TÔI ĐANG CÓ DẤU HIỆU – CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN]
Bệnh tổ đỉa điều trị như thế nào?
Tổ đỉa thường rất khó điều trị dứt điểm Bệnh tổ đỉa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng kéo dài, không điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe, đồng thời gây mất thẩm mỹ ở da, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Trường hợp bệnh xuất hiện ở chân có thể khiến việc di chuyển của người bệnh khó khăn, người bệnh dễ bị bội nhiễm bởi vết thương bị nhiễm khuẩn do gãi quá nhiều.
Hiện nay, để điều trị bệnh tổ đỉa được hiệu quả, an toàn và nhanh chóng hồi phục thì người bệnh có thể đến phòng khám Đa Kho Quốc Tế Hà Nội để thăm khám và điều trị với những phương pháp tiên tiến, dịch vụ tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp như sử dụng thuốc kháng viêm, kháng nấm, thuốc chấm nhiễm khuẩn.
Điều bệnh bằng thuốc chỉ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc cũng như tự ý mua thuốc về điều trị.
Bên cạnh đó người bệnh cần phải:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Đối với những người có tiền sử bị dị ứng, cần tránh tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng da như lông động vật, hoá chất, phấn hoa,…
- Bảo vệ da khỏi hóa chất độc hại: Khi làm việc hoặc tiếp xúc với các hóa chất mạnh như chất tẩy rửa, xăng dầu, nên đeo bao tay và mặc đồ bảo hộ để bảo vệ da.
- Vệ sinh sau khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm: Sau khi tiếp xúc hoặc làm việc với nguồn nước ô nhiễm, cần vệ sinh cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây hại trên da.
- Giữ da sạch và khô thoáng: Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm, cần giữ da sạch và khô thoáng, đặc biệt là ở các vùng tay và chân.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng: Tránh ăn các thực phẩm có thể gây Dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
- Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày và tránh các đồ uống có cồn, chất kích thích để hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Xây dựng lối sống lành mạnh và tránh căng thẳng: Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để tránh căng thẳng kéo dài.
Đăng ký hẹn khám nhanh, không chờ đợi hoặc muốn tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến bệnh tổ đỉa, sức khỏe sinh sản. Bạn chỉ cẩn để lại SĐT [TẠI ĐÂY] hoặc click vào khung chat phía dưới hoặc gọi điện đến số hotline 024.3678.8888 các chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp miễn phí 24/7 giúp bạn.