Điểm danh các dấu hiệu bị chàm, nhận biết sớm để điều trị hiệu quả

Thẩm định nội dung

Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy

Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Bệnh chàm cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nếu không sẽ gây tổn thương, gây viêm nhiễm cho da. Do đó, không được chủ quan và xem nhẹ bệnh mà cần tiến hành thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bị chàm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một tình trạng da rất phổ biến gây ngứa, đỏ, khô và kích ứng. Nó cũng được gọi là viêm da dị ứng. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em, thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Bệnh thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Việc chăm sóc vệ sinh da thường xuyên và sử dụng thuốc điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát bệnh và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Bệnh mặc dù không lây từ người sang người, nhưng có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một người bệnh.

>>> [Chi phí điều trị bệnh chàm có đắt không? – Tư vấn ngay với bác sĩ]

Dấu hiệu bệnh chàm cần khám và điều trị ngay

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Để tránh nhầm lẫn bệnh chàm với các căn bệnh viêm da khác thì bạn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây:

Trên da xuất hiện các mảng hồng ban

Trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng hồng ban kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da thông thường.

Xuất hiện mụn nước

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước nhiều hay ít. Nguyên nhân là do da bị tổn thương ở tầng thượng bì. Nếu như mụn nước bị vỡ sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngứa da

Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh chàm mà bạn nên nắm được. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại các vùng da bị viêm nhiễm. Những cơn ngứa này sẽ trầm trọng hơn vào buổi sáng hoặc tối. Nhiều người khi bị ngứa thường đưa tay lên gãi điều này có thể khiến cho da bị tổn thương gây viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm.

Da đóng vảy, khô cứng và bong tróc

Đây chính là quy luật của bệnh chàm. Những tế bào da sau khi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ mọc lớp vảy sừng cứng rất mất thẩm mỹ.

Bệnh tái phát nhiều lần

Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì có thể tái phát nhiều lần khi gặp các điều kiện thuận lợi.

Phân loại bệnh chàm

Bệnh chàm có rất nhiều loại và được phân chia thành các loại sau đây:

Dấu hiệu bị chàm dị ứng

Bệnh chàm dị ứng là loại phổ biến nhất, chiếm tới 40% trong tổng số trường hợp bị chàm. Bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu, đến tuổi trưởng thành sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên đây là bệnh mạn tính theo người bệnh suốt đời.

Dấu hiệu của chàm dị ứng thường thấy như:

  • Da bị ngứa ở những vị trí bị chàm dị ứng
  • Xuất hiện phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể thường là khuỷu tay, chân, má hoặc đầu gối.
  • Vùng da bị bệnh có cảm giác dày lên, gồ cao thấy rõ
  • Khi người bệnh gãi do ngứa, rất dễ khiến vùng da bị chàm trầy xước, chảy nước và nhiễm trùng

Dấu hiệu bị chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm dị ứng. Đây là bệnh biểu hiện khi da tiếp xúc với một tác nhân gây kích thích từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân có thể là do cơ địa mẫn cảm hoặc do tính chất kích thích của tác nhân quá mạnh.

Dấu hiệu bệnh chàm tiếp xúc thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên hãy chú ý đến những biểu hiện đặc trưng của bệnh sau:

  • Da có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát hoặc châm chích
  • Bề mặt da khô, xuất hiện các vết nứt
  • Da ửng đỏ, phát ban và gồ lên cao

Dấu hiệu bị chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là loại bệnh dễ nhận biết với những đặc điểm đặc trưng như:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ ở lòng bàn y, cạnh các ngón tay ngón chân hoặc lòng bàn chân
  • Các mụn nước này có thể đỏ, bề mặt khô và nứt, bên trong chứa dịch lỏng, khó vỡ
  • Tại vùng da có mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu. Đôi khi có cảm giác đau.
  • Người bệnh gãi hoặc làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng

Dấu hiệu bị chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền được đặt tên theo triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên da xuất hiện những biểu hiện khác biệt:

  • Các mảng phát ban hình tròn, đồng xu ở cánh tay hoặc chân (Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện tại các vị trí khác ngẫu nhiên trên cơ thể)
  • Các mảng da đỏ này có cảm giác ngứa ngáy, khi gãi xước rỉ nước trong.
  • Các mảng da bị chàm có thể màu đỏ, hồng hoặc nâu. Bên trên có vảy nhỏ.

>>> [Tôi đang có triệu chứng – Cần bác sĩ tư vấn ngay]

Làm gì khi xuất hiện dấu hiệu bị chàm?

Các dấu hiệu bệnh eczema (chàm) rất dễ bùng phát (lan rộng, phát triển nặng hơn). Người bệnh cần nhanh chóng được thăm khám và có phương pháp điều trị chàm phù hợp. Với mỗi loại bệnh chàm khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Việc thăm khám và điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh cao, tiết kiệm chi phí.

Khi có các dấu hiệu kể trên, các bạn hãy thăm khám ngay khi bản thân có dấu hiệu của bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.

Nếu bạn chưa biết đến đâu để thăm khám và điều trị bệnh chàm, các bạn có thể đến phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế đạt chuẩn ISO, phương pháp điều trị bệnh hiện đại sẽ giúp việc điều trị bệnh đại hiệu quả cao, không gây biến chứng.

Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng nên lưu ý đến một số vấn đề dưới đây để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao:

  • Không gãi khi bị ngứa để tránh gây xước da, gây nhiễm trùng da tại vùng da bị chàm
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng
  • Không để bản thân bị stress để tránh biểu hiện nghiêm trọng hơn
  • Không nên để vùng da bị chàm tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, quá nóng hay quá lạnh cũng ảnh hưởng đến bệnh chàm
  • Dưỡng ẩm thường xuyên nếu da bị khô
  • Thường xuyên làm vệ sinh và giữ vùng da bị bệnh sạch sẽ

Nếu bạn đang bị bệnh chàm hoặc muốn tìm hiểu thêm về bệnh, các bạn có thể gọi điện đến số hotline 024.3678.8888 hoặc click TẠI ĐÂY, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin về bệnh, các chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ số hotline 0243 678 8888. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ giải đáp ngay cho bạn.