Dị ứng da đừng chủ quan nếu không sẽ gây nguy hại cho sức khỏe

Thẩm định nội dung

Ths, bs chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy

Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Dị ứng da là hiện tượng khá phổ biến có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm với bản thân. Do đó, mỗi người cần trang bị kiến thức về hiện tượng nyaf, từ đó biết cách xửu lý kịp thời để biết bảo vệ chính mình.

Dị ứng da là gì?

Là loại da dễ bị dị ứng với những tác động từ môi trường hoặc do tiếp xúc. Dị ứng da là hiện tượng da bị kích ứng do hệ thống miễn dịch phản ứng với một thứ gì đó thường vô hại. Từ đó, chúng có những phản ứng quá mức và gửi kháng thể để chống lại tác nhân gây hại. Kết quả là gây nên tình trạng da nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa, viêm da,…còn gọi là hiện tượng dị ứng da.

Dấu hiệu nhận biết da bị dị ứng

Khi bị dị ứng da, các bạn sẽ thấy trên da của mình xuất hiện các triệu chứng:

  • Da phát ban
  • Ngứa, rát, đỏ
  • Sưng đỏ
  • Nổi mề đay và sưng tấy.

Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng mà dấu hiệu của mỗi người sẽ không giống nhau. Ngoài các dấu hiệu kể trên, có người còn bị ngứa, đỏ, sưng hoặc rỉ chất lỏng đóng vảy khi bị trầy xước.

Mặt, cổ là vị trí dễ bị nổi mẩn đỏ nhất, tiếp theo đó là khớp khuỷu tay, cổ tay, sau đầu gối và sau tai.

Nguyên nhân gây dị ứng da

Da bị kích ứng có thể do nhiều yếu tố gây ra, có thể là do rối loạn hệ thống miễn dịch, bị dị ứng, cụ thể:

Do thời tiết

Theo các bác sĩ da liễu phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội nguyên nhân chính dẫn tới da bị dị ứng thời tiết là sự biến đổi bất thường của thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông trời trở lạnh, độ ẩm trong môi trường tăng cao làm cho sự bài tiết của cơ thể bị thay đổi. Da không tiết mồ hôi, bã nhờn dẫn đến bề mặt da mất nước trở nên khô ráp.

Phần lớn những người bị dị ứng da thời tiết đều có làn da vô cùng nhạy cảm khi thời tiết thay đổi, chỉ cần có sự thay đổi đột ngột là ngay lập tức xảy ra sự giãn mạch trong da khiến cho huyết tương trong máu tràn ra thành mạch xâm nhập vào các mô gây ngứa, sưng nề. Ngay lúc này cơ thể sẽ lập tức sinh ra một chất gọi là histamin gây ngứa.

Do mỹ phẩm

Một số loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có thể gây kích ứng da. Thêm vào đó, da không được làm sạch đúng cách khiến lỗ chân lông tắc nghẽn tạo môi trường thuận lợi gây mụn viêm. Một số sản phẩm có chứa thành phần hóa học, có tính axit khiến da bị bào mòn, mỏng da cũng dễ gây dị ứng da.

Do cơ địa

Cơ địa nhạy cảm, với những ai sở hữu làn da nhạy cảm, tình trạng dị ứng da có khả năng xuất hiện cao hơn so với những làn da khác.

Dị ứng với thức ăn

Hiện tượng dị ứng thức ăn khá phổ biến và dễ bắt gặp trong cuộc sống. Biểu hiện gồm có ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay.

Do côn trùng

Những người dễ bị dị ứng côn trùng là những người thường xuyên làm việc và ngủ dưới ánh đèn, những người hay làm vườn, chăm sóc cây bởi vì họ rất dễ tiếp xúc với côn trùng.

Khi da vô tình tiếp xúc trực tiếp với côn trùng những độc chất gây bỏng da như pederin của kiến khoang, phosphor của con giời hay cantaridin của sâu ban miêu tiết ra có thể gây viêm da tại vị trí tiếp xúc. Vì thế, dị ứng cô trùng có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nơi trên cơ thể và sẽ không có triệu chứng báo trước.

Biểu hiện đầu tiên khi da tiếp xúc với các dịch tiết của côn trùng là: ngứa, rát, nổi hồng ban, sưng phù có thể xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ. Cảm giác rát , ngứa tăng dần nhưng không bị đau nhức; có thể kèm theo triệu chứng nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với các vị trí tổn thương và sốt nhẹ. Mụn mủ thường tiến triển khoảng 3-5 ngày, sau đó thì đóng vẩy tiết, khô dần, và để lại vết sẫm màu khi bong vẩy.

Thời gian tiến triển của chứng dị ứng da côn trùng có thể kéo dài 1-3 tuần. Những trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày. Người bệnh có thể bị dị ứng côn trùng 2-3 lần trong một mùa và bệnh có thể trở thành dịch với nhiều người ở cùng khu vực.

Da bị dị ứng ngứa do thuốc

Dị ứng da do thuốc là hiện tượng phản ứng quá mức gây hại cho cơ thể bệnh nhân trong quá trình tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm từ trước. Dị ứng thuốc tây không phụ thuộc vào liều lượng, nó có tính mẫn cảm chéo, và hay xảy ra ở người bệnh có cơ địa dễ dị ứng.

Dị ứng da dù là nguyên nhân nào gây ra cũng khiến người bệnh bị ngứa rát, khó chịu. Khi bị ngứa sẽ dùng tay để gãi, điều này vô tình gây tổn thương da, có thể gây nhiễm trùng, hoặc viêm da.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội khuyến cáo: Khi bị dị ứng da, các bạn không được tự ý mua thuốc về điều trị, không dùng tay để gãi mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu bạn không biết đến đâu, hoặc không biết xử lý tình trạng dị ứng của mình như thế nào. Hãy chọn [TÔI MUỐN TƯ VẤN] hoặc gọi điện đến số 082.999.2020, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giải đáp mọi băn khăn thắc mắc của bạn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin về bệnh, các chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ số hotline 0243 678 8888. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ giải đáp ngay cho bạn.